Quá trình chuyển đổi số là điều dù muốn hay không muốn chúng ta đều phải đối mặt với quá trình này. Dù ở thời kỳ nào sự thay đổi và chuyển biến luôn là điều không thể tránh khỏi. Và theo dự đoán vào năm 2050 thì Thế hệ mà mọi người thường gọi là Gen Z sẽ là lực lượng lao động chính tại Việt Nam.
>>Công nghệ Phần mềm CRM là gì mà có thể cải thiện được mối quan hệ khách hàng
Theo nghiên cứu PwC Việt Nam về báo cáo “Thế hệ Gen Z đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số” qua việc khảo sát 461 đại diện gen Z thì có được báo cáo kết quả rằng:
Gen Z có cái nhìn mở và tích cực về công nghệ mới
Hơn 80% Gen Z cho rằng công nghệ sẽ cải thiện được triển vọng cho công việc trong tương lai
11% Gen Z bày tỏ sự lo ngại về cách tác động của công nghệ mới ở tương lai sẽ lấy mất công việc, Gen Z cũng được đánh giá là lực lượng kém lạc quan nhất khi đặt chân vào thị trường lao động.
Cụ thể 3 sự lo ngại lớn nhất của thế hệ này là: Công nghệ sẽ khiến họ trở nên vô dụng (51%), Không đủ năng lực điều hành công nghệ (26%) và cuối cùng không thể học các kỹ năng để phù hợp (12%)
Lý giải VUCA là gì?
Đúng vậy thuật ngữ VUCA sẽ là cụm từ chính xác để lý do tại sao Gen Z lại có suy nghĩ như vậy.
VUCA là từ được viết tắt cho 4 từ sau đây:
Volatility – Biến động: Vì sự thay đổi quá nhanh công nghệ dường như thay đổi mỗi ngày, minh chứng là những cuộc khủng hoảng và quá trình chuyển dịch ngày một nhanh vào 100 năm gần đây. Chẳng hạn dịch bệnh Covid bùng nổ khiến mọi người làm đảo lộn cuộc sống của hhọ.
Uncertainty – Không chắc chắn: Người trẻ khi ra trường vào thời kỳ suy thoái kinh tế do tỷ lệ việc làm giảm, nên khó kiếm việc. Họ bắt đầu gặp cơn sóng đầu đời lớn hơn. Tấm bằng đại học/ cao đẳng không còn là tấm vé dễ dàng hơn để có một công việc chắc chắn và ổn định.
Complexity – Phức tạp: Vì quá trình công nghệ thay đổi nhanh một công nghệ mới hôm nay sẽ mở ra nhiều vấn đề và rắc rối hơn về sau.
Ambiguity – Mơ hồ: Đây là tình trạng chung của Gen Z khi bắt đầu với công nghệ nhưng thiếu đi Mentor có kinh nghiệm và dẫn dắt định hướng tương lai rõ ràng, họ phải tự mò mẫm nhiều hơn.
Đây không phải là thuật ngữ mới, tương lai khó đoán đã có từ nhiều giai đoạn như thế chiến thứ I, II, Chiến tranh lạnh,... Chẳng qua là chúng ta đã lờ đi không nhắc nhiều về nó nữa nhưng vấn đề lại một lần nhói lên khi tình trạng đại dịch và lay off nhân viên.
Vậy giải pháp cho Gen Z là gì?
Dựa trên mô hình VUCA trên thì Gen Z đã xác định được nguyên nhân dẫn đến sự sẵn sàng “nửa mùa” kia. Hãy chấp nhận sự hỗn loạn và mơ hồ là điều diễn nhiên phải chấp nhận và thay đổi, sự không rõ ràng ấy là màn xương mờ khiến bạn mất dần tầm nhìn về tương lai.
Nếu còn là sinh viên nên đặt ra được mục tiêu dài hạn như học ngành nào, tìm hiểu học ngành đó sẽ có những bộ môn gì, sau khi ra trường sẽ đi làm vị trí gì, cụ thể hơn là công ty nào. Và bắt đầu tiếp xúc với những công nghệ mới sớm nhất có thể, hoặc xây dựng được những mối quan hệ giúp bản thân đến gần hơn với mục tiêu.
Nếu bản thân đã đi làm hãy đặt ra mục tiêu từ 3 đến 5 năm để xác định được hướng đi cho lộ trình trau dồi kỹ năng thăng tiến rồi hãy tính đến chuyện mở doanh nghiệp riêng trong thời đại khó khăn này.
Thực chất chuyển đổi số không làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mà còn tạo ra nhiều công việc mới. Nếu Gen Z cứ bám chấp vào những kĩ năng đã cũ thì việc không có tư duy học hỏi, tìm tòi công nghệ mới thì khả năng đào thải là điều đương nhiên.
Hãy bàn về quy luật ở thời đại nào cũng vậy, người giỏi không phải là người chỉ dùng một cách để làm một việc, mà là người thường không ngừng học hỏi, tìm kiếm, thích nghi và ứng dụng được cách làm việc thông minh hơn.
>>Tìm hiểu ngay về Chuyển đổi số tại CloudGO đã chuyển đổi số hơn 2500 doanh nghiệp
Comments